1. Khái niệm tùy bút và tản văn
– Tuỳ bút là văn xuôi trữ tình – một loại tác phẩm tự sự phi hư cấu. Tuỳ bút ghi chép một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang màu sắc cá nhân của người viết về con người và sự việc. Bài tuỳ bút thường thể hiện rất rõ cái “tôi” độc đáo, cũng như tâm hồn, tình cảm của tác giả. Ngôn ngữ của tuỳ bút thường rất giàu chất thơ.
– Tản văn – một loại tác phẩm gần với tuỳ bút, cũng là loại tác phẩm tự sự phi hư cấu, sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. Nội dung bài tản văn thường nêu lên các hiện tượng chân thực, gần gũi với cuộc sống nhưng giàu ý nghĩa xã hội. Qua đó, người viết bộc lộ trực tiếp tình cảm, suy nghĩ mang đậm cá tính của mình.
2. Đặc điểm của tùy bút và tản văn
– Chất trữ tình trong tản văn, tuỳ bút là yếu tố được tạo nên từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tâọ rung động thẩm mĩ cho người đọc.
– Cái tôi tác giả trong tản văn, tuỳ bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
– Ngôn ngữ trong tản văn, tuỳ bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giữa hình ảnh và chất trữ tình.
3. Ví dụ một số tác phẩm tùy bút và tản văn
– Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)
– Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)
– Tháng Giêng mơ về trăng non nét ngọt (Vũ Bằng)
– “Cánh đồng bất tận”, “Hoa vàng cỏ xanh”,… (Nguyễn Ngọc Tư)
– Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài, Một chuyến đi,… (Nguyễn Tuân)
4. Cách đọc hiểu một văn bản tuỳ bút và tản văn
+ Khi đọc hiểu văn bản tuỳ buuts và tản văn, các em cần chú ý:
+ Xác định được đề tài của văn bản.
+ Xác định được cái tôi của tác giả trong văn bản.
+ Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.
+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút, tản văn.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút, tản văn.